Trang trí phòng thể chất mầm non


Trang trí phòng thể chất mầm non

Hạng mục phát triển thể chất trong giáo dục mầm non hiện nay được rất nhiều trường chú trọng. Việc phát triển thể chất cho các bé để rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh. Dreamlife MT xin giới thiệu đến Quý trường một số cách trang trí phòng thể chất mầm non.

Xem thêm:TRÒ CHƠI LEO NÚI MẠO HIỂM CHO KHU VUI CHƠI TRONG NHÀ

Xem thêm:TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG ĐAN DÂY

Xem thêm:BẠT NHÚN TRAMPOLINE- TRÒ CHƠI HAY LÀ MÔN THỂ THAO?

Tìm hiểu các vật dụng cần có của phòng thể chất mầm non

Phòng thể chất mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên một môi trường phát triển thể chất toàn diện cho trẻ mầm non. Vậy nên phòng thể chất cũng có những yêu cầu cơ bản trong việc lựa chọn các dụng cụ, trang thiết bị:

  • Lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp với đặc điểm phát triển và chỉ số nhân trắc của trẻ. Nhằm đáp ứng mục đích phát triển thể chất toàn diện cho trẻ.
  • Đảm bảo số lượng, đa dạng về các dụng cụ hỗ trợ vận động, phối hợp.
  • Lựa chọn dụng cụ vận động, thiết bị cũng cần chú ý đến đặc điểm phát triển thể chất và các giai đoạn hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo.

Tìm hiểu cách sắp xếp trang thiết bị của phòng thể chất mầm non

Nên sắp xếp các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập theo kích thước và mục đích sử dụng. Từ thang leo, núi leo, tường thể dục, dây, cột, thang dây nên được cố định chắc chắn trên trần hoặc gắn vít cố định chặt vào tường, hoặc nền betong.

Các dụng cụ vận động cần được đặt ở đủ không gian an toàn. Để không ảnh hưởng đến việc trẻ tự do vận động, hoạt động thể chất. Thêm vào đó, các dụng cụ nhỏ hơn nên được đặt trong kệ tủ, ngăn kéo hoặc để dọc theo tường trong phòng thể dục.

Các thiết bị cũng cần được bố trí hợp lý để trẻ có thể tự lấy và sử dụng tùy lúc. Giúp trẻ giải phóng năng lượng và tạo không gian cho việc phát triển hoạt động thể chất cho trẻ mầm non.

Các khu vực thể dục, thể thao với các trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ vận động cho trẻ phát triển các kỹ năng từ leo, trèo, chui, trườn, luồn lách, chạy, nhảy. Có thể tổ chức chơi các trò chơi vận động theo nhóm và tổ chức các đại hội thể thao để khuyến khích trẻ tăng cường thể chất.

Trang trí phòng thể chất mầm non theo độ tuổi

Phòng thể chất cho trẻ 3-4 tuổi

Môi trường thuận lợi là yếu tố rất quan trọng: Không gian lớp học là yếu tố đầu tiên, cần có diện tích rộng rãi. Lớp cần có các đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ, đồ chơi đa dạng. Đặc biệt là sự tham gia của giáo viên vào các hoạt động cùng với trẻ để đảm bảo an toàn.

Sử dụng các tủ gỗ có các ngăn kéo hoặc có bánh xe di chuyển linh hoạt trong “phòng thể chất mầm non”. Thường xuyên thay đổi vị trí tủ đồ và đưa thêm các dụng cụ luyện tập mới cho trẻ.

Nên bố trí để các thiết bị lớn dọc theo tường. Bóng mát xa, bóng nhựa, bóng da, vòng lắc,…các dụng cụ, đồ chơi nhỏ hơn cần để gọn gàng trong sọt hoặc thùng đựng có nắp mở. Việc sắp xếp như vậy để trẻ có thể dễ dàng lấy ra và tự do sử dụng. Yếu tố sàn cho độ tuổi này rất đáng lưu ý. Sàn cho phòng thể chất cần được bố trí có tấm giảm chấn. Các loại sàn khuyến nghị dùng như thảm xốp, thảm cao su. Độ dày của dàn 1cm là có thể giảm được tác động khi trẻ té ngã.

Phòng thể chất cho trẻ 4-5 tuổi

Ở lứa tuổi 4-5 tuổi, giáo viên cần sắp xếp góc vận động nhà trẻ ở trong khu vực lớp. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vận động như: quả bóng có các kích thước khác nhau, ống chui, bộ bóng ném( bóng vòng, dây,..). Các thiết bị nên được đặt trong các thùng đựng lớn, không đậy nắp, đặt dọc theo tường trong phòng học. Các thiết bị cần được di chuyển linh động, không cần khoan cấy. Với cách bố trí linh động này, giáo viên có thể tùy chỉnh được không gián. Tạo được không gian rộng rãi nhất cho các bé vận động.

Phòng thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ ở trong tủ hoặc các ngăn tủ có khóa/đóng. Một số thiết bị như: vòng thể dục, dây thừng, dây treo, thì cố định bằng móc trên tường. Nên bố trí và đặt thiết bị trong lớp sao cho trẻ có thể tự do tiếp cận và sử dụng các dụng cụ một cách dễ dàng. Sàn của phòng thể chất cũng là yếu tố đáng lưu ý. Sàn của phòng thể chất phải đảm bảo được giảm chấn thương khi trẻ vận động. Nên lót sàn bằng các loại thảm xốp, hoặc cao su chuyên dụng.

Lứa tuổi này cần sự vận động mạnh mẽ hơn với các trò leo trèo cao. Một số mẫu tường leo cao rất thích hợp. Mẫu tường leo này kết hợp gắn trên tường nên chiếm không gian nhỏ. Nhưng lại rất thú vị và hấp dẫn vì trẻ được trải nghiệm leo trèo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các thiết bị này cần khoan cấy bằng ốc vít để đảm bảo chắc chắn và an toàn.

———————————————————

CÔNG TY TNHH DREAMLIFE MT
Chuyên cung cấp thi công thiết bị vui chơi trong nhà, sân chơi trẻ em ngoài trời, sàn cao su EPDM, thi công sân chơi nước ngoài trời, sân thể thao, phòng tập GYM,…
Website:

https://dochoitrongnha.com/

https://thietbitretho.com/
https://kidplay.vn/
Hotline 24/7: 0914.309.393 – 0825.844.844
Gmail: pkd.DRL@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *